Hiện nay, hiện tượng sầu riêng bị đỏ gai, nứt gai khiến nhiều bà con, nhà vườn rất là đau đầu vì không biết nguyên nhân do đâu và làm sao để giảm tránh và khắc phục tình trạng này. Quý bà con đừng lo, ở bài viết hôm nay, KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG sẽ giúp quý bà con hiểu rõ hơn về hiện tượng đỏ gai, nứt gai trên cây sầu riêng!
NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆN TƯỢNG NỨT GAI, ĐỎ GAI SẦU RIÊNG:
Do thiếu nước:
Nếu bà con tưới không đủ lượng nước mà cây cần hoặc do nắng hạn kéo dài không đủ nước tưới cho cây thì cây sầu riêng sẽ có hiện tượng nứt gai, đỏ gai.
Cách khắc phục: Ở giai đoạn trái cỡ nắm tay, tưới tăng dần lượng nước ví dụ nhu cầu đầy đủ nước của cây là 300 lít nước/cây, thì lần đầu tưới 50 lít nước, lần 2 tưới 100 lít nước, mỗi lần tưới tăng thêm 50 lít nước đến lần thứ 6 là đủ 300 lít nước (khoảng cách từ lúc tưới cho đến khi đủ lượng nước là khoảng 10-12 ngày).

Do côn trùng hút chích:
1. Bọ trĩ tấn công:
Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại. Trên cây sầu riêng, chúng gây hại trên lá non và hoa. Bọ trĩ có thể gây hại trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây sầu riêng. Bọ trĩ thường phát triển gây hại nặng trong điều kiện ấm nóng và khô.
Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, trái. Mặc dù không gây chết cây nhưng cây sinh trưởng phát triển kém làm cho ra hoa đậu quả kém, trái nhỏ, nứt gai, đỏ gai.
⇒ Cách khắc phục: Sử dụng thuốc diệt bọ trĩ để khắc phục vấn đề: AGASSI 55EC, HELLO ONE 370SC, VK SUPERLAU 400SC, NOFARA 350SC, RẦY – BỌ TRĨ…
2. Rệp sáp tấn công:
Sự gây hại của rệp sáp sẽ đi theo bộ 3: Rệp – Kiến đen – Nấm bồ hóng:
Rệp là loài di chuyển chậm chạp.
Kiến đen sẽ đảm nhiệm vai trò như chú xe ôm vận chuyển, mang rệp đi khắp nơi và rệp tiết ra chất ngọt mà kiến đen thích để trả công. Kiến đen tha đến đâu rệp gây hại đến đó, tha lên lá sẽ gây hại ở lá, tha lên cành sẽ gây hại ở cành, tha lên trái sẽ gây hại ở trái dẫn đến trái bị nứt gai, đỏ gai.
Đồng thời, chất thải của rệp tiết ra chứa rất nhiều đường ngọt sẽ thu hút đối tượng là nấm bồ hóng đến phát triển.
⇒ Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có trái non trở đi. Khi phát hiện có nhiều rệp trên trái các bạn có thể sử dụng thuốc: APPLAUD 25SC, CHÚA RẦY XANH, BAKARI 512EC, DN ZIN 20SE, PILARAVIA 155SC,…

Do thiếu Canxi:
Khi bị thiếu Canxi, đọt sầu riêng sẽ bị uốn cong, thân yếu và ngọn kém phát triển. Đặc trưng nổi bật nhất là cây còi cọc nghiêm trọng, lá nhỏ và gây hoại tử trên đầu lá của lá vừa và già, trái bị nứt gai, đỏ gai.
⇒ Cách khắc phục: Bổ sung Canxi cho cây bằng 1 trong những loại phân bón sau đây: CANXI BO DẠNG GEL SỮA NSG, NANO CANXI BO HỮU CƠ, HITOCO 14 HIỆU CANXI-BO-MAGIE, XÔ TÍM 22-22-22+CANXI BO,…
Do dư đạm:
Cây sầu riêng bị thừa đạm, không cân bằng đủ dinh dưỡng làm mỏng lá do lá hút nước nhiều cho việc bốc thoát hơi nước, cân bằng nhiệt độ bên trong cây dẫn đến cháy lá, nứt gai, đỏ gai sầu riêng.
⇒ Cách khắc phục: Quý bà con ngưng bón đạm cho cây. Bổ sung thêm 1 số phân bón có thể giải độc, tăng cường sức khoẻ cây trồng như: CHI TO SAN NHẬT, THỦY SINH 01,…
⇒ Thông tin chi tiết và tư vấn kỹ thuật, bà con có thể gọi về 0982.427.033 để được tư vấn cụ thể. Xin trân trọng cảm ơn.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————–
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TATADU
Thuốc bvtv _ phân bón _ hạt giống _ dụng cụ nông nghiệp
Youtube: https://www.youtube.com/c/phanthuocthegioi1102/featured
Zalo vật tư Nông Nghiệp TaTaDu : https://zalo.me/0982.427.033
Fanpage TaTaDu : https://www.facebook.com/congtytatadu
Website: https://www.tatadu.vn/
Hotline: 0982.427.033